SỰ KHÁC NHAU GIỮA MUỐI BIỂN VÀ MUỐI ĂN TRONG CHĂM SÓC DA? MUỐI BIỂN CHẾT LÀ GÌ?
- Người viết: Ngoc Han lúc
- Tin tức
Khi nhắc đến công dụng làm đẹp của muối trong chăm sóc da. Có rất nhiều người thắc mắc rằng. Có thể dùng muối ăn để tẩy da chết hay không? Muối ăn và muối biển khác nhau ở điểm nào...?
1. SỰ KHÁC NHAU GIỮA MUỐI BIỂN VÀ MUỐI ĂN
Muối Ăn
Muối ăn là tinh thể natri clorua thu được sau các giai đoạn bốc hơi, rửa sạch, sấy khô và tẩy trắng. Vì vậy trong khi chế biến, phần lớn các chất khoáng sẽ bị loại bỏ. Muối ăn tinh thể hay muối bọt đều có chứa một số chất phụ gia và các chất chống đông cứng nhờ vậy mà muối ăn dễ tan chảy.
Khi sử dụng cho da sẽ khiến da bạn mất cân bằng khoáng chất, những hiện tượng như da khô, xỉn màu, kích ứng và bong tróc, đặc biệt là khi thời tiết trở nên lạnh và hanh khô hơn.
Muối Biển
Muối biển có chứa khoáng chất và chất dinh dưỡng giống trong cơ thể chúng ta, bao gồm magie, canxi, natri, kali… Những chất này có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của làn da. Khi làn da mất cân bằng khoáng chất, khô, xuống màu, mẫn cảm và xuất hiện đốm đen, đặc biệt là vào mùa khí hậu khô lạnh, đây là lúc muối biển trong bếp phát huy tác dụng kì diệu, nó không chỉ có thể cân bằng, bảo vệ, điều trị làn da, mà còn nâng cao độ ẩm cho da, ngăn ngừa lão hóa da.
Muối biển là chất tẩy tế bào chết tự nhiên giúp phục hồi da, có thể tẩy lớp biểu bì lão hóa
Cân bằng lượng nước và dầu trên da.
Giúp làm mềm và cấp nước cho da.
Ngoài ra tắm muối biển giúp thư giãn, Muối biển sẽ hút bụi bẩn và chất độc, làm sạch sâu lỗ chân lông. Khoáng chất có trong muối biển giúp phục hồi lá chắn tự nhiên trên da, đồng thời cung cấp nước. Nếu ngâm da lâu trong nước muối, nếp nhăn sẽ giảm đi, đây là vì muối có thể giữ lượng nước trên da. Magie có trong muối biển cũng có thể chống phù.
2. MUỐI BIỂN CHẾT ?
Biển Chết được xem là hồ nước siêu mặn sâu nhất thế giới, có độ mặn 34,2%, chia tách Israel và Bờ Tây Jordan.
Tại sao gọi là BIỂN CHẾT?
Biển Chết có chiều dài 76km, và nơi rộng nhất tới 18km và sâu nhất là 400m. Nước ở Biển Chết cực mặn, ngoài vi sinh vật ra không có loài vật nào khác sống được. Đây cũng là lý do cho cái tên Biển chết (tiếng Anh là Dead Sea).
,